Mâm trầu cau khi được nhà trai mang sang nhà gái sẽ được đặt lên bàn Gia tiên để làm lễ. Trước là thể hiện sự quý trọng mối tơ duyên của cô dâu và chú rể. Để hai họ xin phép tổ tiên cho các con được nên duyên chồng vợ. Là cách đôi trẻ gửi lời nguyện cầu mong ông bà, Tổ tiên phù hộ cho hạnh phúc bền lâu.
Sau đó, mâm trầu cau được mang đi mời họ hàng, bạn bè, bà con xóm giềng. Như thay cho tin báo hỷ và lời cảm ơn của gia đình, từ nay gia đình đã có con hiền dâu thảo.
Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng
Trầu xanh, cau trắng, chay hồng
Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên”
Trong cuộc sống thường nhật, người Việt dường như đã quen thuộc với hình ảnh cây cau thẳng tắp có dây trầu quấn theo mà sinh trưởng, phát triển. Từ sự quấn quýt theo nghĩa đen này mà cau trầu cũng mang ý nghĩa cho sự bền chặt, thủy chung của tình yêu đôi lứa.
Trong mâm lễ vật, trầu sẽ được têm đẹp mắt, gọi là trầu cánh phượng. Cau cũng được chọn tỉ mỉ với số quả nhất định.
Trước đây, mâm quả trầu cau đám cưới thường được chuẩn bị rất kĩ lưỡng. Thường gồm 1 buồng cau nõn và lá trầu xanh. Trong đó, mỗi quả cau đi kèm với 2 lá trầu cho có đôi có cặp. Về sau, tùy vào tục lệ cưới hỏi của các vùng miền mà số lượng cau sẽ là số lẻ hoặc số chẵn. Đó là biểu trưng cho sự may mắn theo quan niệm của người xưa.
Nhiều gia đình lựa chọn buồng cau 105 quả. Với ý nghĩa mong muốn cho đôi uyên ương có được trăm năm hạnh phúc. Có nơi chọn số chẵn là buồng cau 60 quả.
Để thể hiện cho 60 năm cuộc đời, 60 năm hôn nhân viên mãn. Ở miền Bắc, trầu cau được têm cánh phượng. Riêng lá trầu phải là loại trầu cay, dày và được phết vôi trắng đi kèm thuốc lào. Còn ở miền Nam, trầu được têm theo kiểu bánh ú và là lá trầu ngọt phết vôi đỏ.