Tiếng hò, câu hát ở vùng sông nước, chợ nổi cái răng xưa là một phần không thể thiếu trong nét sinh hoạt văn hóa của người dân Nam Bộ nói chung, người dân Cần Thơ nói riêng từ thời khai khẩn đất hoang. Về vùng đất Nam Bộ, đi đâu, bạn cũng nghe văng vẳng tiếng hò: chèo ghe, đi cấy, đi cày… mà đặt biệt là những người mưu sinh bằng nghề Thương Hồ (buôn bán trên sông) thì tâm hồn của họ gắn liền với điệu hò sông nước. Vì lẽ đó, điệu hò câu hát được họ sử dụng như một phương tiện để bài tỏ nội tâm của mình.
Hò đối đáp trên sông
Đặc biệt, khi đặt chân đến Cần Thơ, các bạn sẽ nhận ra đâu đó có tiếng rao hàng: “ai mua bánh bò không, ai mua bánh bò hơ”. Tiếng rao ấy có nguồn gốc từ các điệu hò: hò mái một, hò mái nhì, hò mái ba… là những điệu hò hình thành trên cơ sở địa lý hết sức đặc biệt của vùng đất Phương Nam, tiếng hò chịu ảnh hưởng của hệ thống sông ngòi chằng chịt . Trên dòng sông chợ nổi ngày xưa, trai gái thường dùng câu hò, điệu hát của mình để làm phương tiện làm quen, tỏ tình với nhau, người đứng bên ghe này, hò đối đáp với ghe bên kia: “chào nhau cúi mặt đôi đường / dứt câu hò hát lo lường bán buôn” . Tiếng hò ấy làm nên sinh khí văn hóa đậm đà bản sắc của một vùng sông nước mênh mông. Nhưng tiết thay, nét sinh hoạt văn hóa ấy đến nay không còn nửa, có chăng đó chỉ là một kí ức nhạt nhòa.